Để mang lại sự sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà, rất nhiều gia chủ lựa chọn lắp đặt sàn gỗ thay cho ốp lát gạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình lắp đặt san gỗ. Do vậy, chuyên mục kì này, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý gia chủ các bước trong quy trình lắp đặt sàn gỗ.
Bước 1, Vệ sinh sạch sẽ bề mặt nền nhà
Việc đầu tiên gia chủ cần làm trong quá trình lắp đặt sàn gỗ đó là san nền cho bằng phẳng rồi vệ sinh sạch sẽ bề mặt nền nhà. Lưu ý, bạn cần bảo đảm độ phẳng tuyệt đối cho mặt sàn, có thể phủ một lớp xi măng khoảng 2mm lên đó và đảm bảo không để sự tồn tại của cát sạn trên mặt sàn.
Bước 2, Trải lớp chống ẩm
Lớp chống ẩm hay còn gọi là lớp lót sàn, nhiều gia chủ khi thi công lắp đặt sàn gỗ hay bỏ qua bước này và điều này thực sự không tốt cho sàn gỗ. Lớp lót này thường là xốp PE, lớp này có độ dày khoảng 2mm đối với sàn gỗ công nghiệp và 3mm với sàn gỗ tự nhiên.
Lớp lót có tác dụng hút ẩm, chống ồn, tạo độ êm ái cho mặt sàn. Lưu ý, cần xoay bề mặt lớp tráng bạc xoay xuống dưới, dư ra khoảng 40 đến 50 mm về phía chân tường, và mối nối giữa 2 miếng xốp sẽ được dán bằng băng keo chuyên dụng.
Bước 3, Cắt gỗ cho phù hợp với kích thước của sàn
Thường đội thi công sẽ cắt tấm gỗ đó theo hình chữ I, trong khi lắp đặt cần sử dụng các tấm gỗ với kích thước khác nhau. Do vậy, trước khi tiến hành lắp đặt hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng, từ đó xác định kích thước phù hợp với sàn nhà, để khi cắt đạt được độ chính xác nhất. Đặc biệt là đối với sàn ở mép, cần phải đo kích thước và tiến hành cắt nó trước.
Bước 4, Lắp đặt sàn gỗ
Có nhiều kiểu lắp đặt sàn gỗ như kiểu 1-2, kiểu 1-2-3, kiểu xương cá,… Tuy nhiên các thường sử dụng nhất đó là các ván gỗ được lắp theo thành hàng kế tiếp nhau, và các mép nối đầu mỗi thanh gỗ thì ghép so le nhau. Tấm ván gỗ cuối cùng cần phải để dư ra khoảng 10mm từ mép sàn gỗ lên chân tường. Đây cũng là khoảng cách an toàn cho sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một cái búa cao su là công cụ để nhẹ gõ nhàng lên mặt sàn trong khi lát với mục đích đảm bảo các tấm gỗ được liên kết chặt chẽ với nhau và sàn gỗ sẽ chắc chắn hơn.
>> Sàn gỗ kiểu Nhật làm như thế nào? Sử dụng sàn gỗ này trong nhà có tốt không?
Bước 5, Cố định các tấm gỗ lát sàn
Khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp, cần chú ý đến việc cố định lại sàn. Nói chung, sau khi lắp đặt xong một khu vực nhất định, một số tấm gỗ không còn được sử dụng có thể được đặt trên bề mặt để tăng áp lực cho sàn nhà và tăng cường độ bám dính của keo. Đồng thời, bạn có thể sử dụng một số công cụ đặc biệt để lắp đặt sàn nhà để cố định sàn, để giữa 2 tấm gỗ có thể được kết nối chặt chẽ với nhau.
Bước 6, Lắp đặt các phụ kiện sàn gỗ
Ở mối nối kết thúc với chân tường thì dùng len chân tường hoặc nẹp kết thúc. Mối nối kết thúc với mép cửa cần dùng nẹp kết thúc. Tại vị trí chuyển màu sàn gỗ, chuyển đổi vật liệu lát khác nhau nên dùng nẹp nối chữ T.
Lắp len (phào) chân tường: phổ biến là len gỗ MDF với thiết kế vân gỗ đẹp mắt, len nhựa, len gỗ tự nhiên. Len chân tường có tác dụng giúp cố định chắc chắn mép kết thúc sàn gỗ, che khe hở với chân tường tạo nét đẹp cho bề mặt sàn. Len chân tường này sẽ được cố định bằng đinh chuyên dụng vào tường nhà. Gia chủ cần thực hiện bước này một cách tỉ mỉ và chi tiết nhất
Bước 7, Vệ sinh sạch sẽ không gian
Sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn trên, gia chủ cần dọn dẹp và làm sạch sẽ bề mặt sàn một lần nữa. Bạn thu dọn toàn bộ những rác bẩn, cùng với những vết keo còn sót lại trong quá trình thi công. Nếu gia chủ thuê đội thi công về lắp đặt sàn gỗ, thì đội thi công sẽ phụ trách thu dọn và bàn giao lại cho bạn. Còn nếu bạn tự lắp đặt sàn gỗ cho ngôi nhà của mình, thì bạn cần thu dọn sạch sẽ.
Trong quá trình thi công, bạn cần đặc biệt chú ý vào những vấn đề sau: keo phải được rải đều, khắp mặt sàn nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực liên kết. Và trong quá trình lắp đặt, nếu chẳng may bị đổ keo ra sàn, thì chúng ta phải kịp thời lau bằng giẻ, nếu không khi keo khô vào sẽ rất khó khăn để lau sạch vết bẩn đó. Bên cạnh đó, hạn chế đánh đổ nước ra sàn và làm tác công tác chống thấm cho sàn
Ngoài ra, trước khi thi công, gia chủ cần tính toán kỹ lưỡng, tránh mua quá nhiều nguyên vật liệu, gây lãng phí tiền bạc.
Để có được một không gian nội thất sàn gỗ chắc chắn, đảm bảo được độ ổn định và tính thẩm mỹ cao, đòi hỏi phải có một quy trình thi công, lắp đặt sàn gỗ đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, mỗi khi có sự cố hư hỏng sàn gỗ do thấm nước, nở phồng thì cũng cần phải có đội ngũ thi công sửa chữa theo đúng những chuẩn quy định thì mới đảm bảo được độ bền, đẹp cho sàn nhà. Do vậy, nếu gia chủ muốn lắp đặt sàn gỗ thì nên chọn những công ty dịch vụ uy tín, chuyên môn và có kinh nghiệm.
Nếu còn băn khoăn gì trong vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Gọi Thợ Giá Rẻ với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp sẽ tư vấn cho gia chủ một cách chính xác và tỉ mỉ nhất. Hi vọng bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc cho gia chủ và giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 098.5152.090 – Mr. Hùng
- Email: nhqvietnam@gmail.com
- Website: https://goithogiare.com
- Địa chỉ: Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội, VN
- Chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà ở chất lượng giá rẻ tại Hà Nội, Đội thợ tổ hợp có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao, cẩn thận, chuyên nghiệp, Uy Tín.