Bạn muốn sơn lại nhà cũ nhưng lại không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Sau đây Gọi Thợ Giá Rẻ sẽ gửi tới quý gia chủ 6 bước trong quá trình sơn lại tường cũ.
Ngày nay, khi tiến hành cải tạo sửa chữa nhà cũ, quý gia chủ thường có xu hướng thuê các đội thi công sửa nhà trọn gói. Mặc dù đã thuê đội thi công sửa chữa nhưng nhiều gia chủ không thực sự yên tâm đến chất lượng thi công nên họ thường giám sát đội nhân công. Nhưng vấn đề đặt ra là bạn làm sao có thể giám sát đội thi công nếu trong đầu bạn không có một chút kiến thức nào liên quan tới lĩnh vực sửa chữa cải tạo nhà. Vì vậy gia chủ vô cùng khó khăn trong việc phát hiện đội thi công làm không đúng quy trình, không làm tốt,…
Sơn lại nhà cũ cũng vậy, đây được coi là một hạng mục khá khó, phần nguyên vật liệu và các bước thi công tương đối nhiều. do vậy, nếu gia chủ không chú ý sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra. Để gia chủ có kiến thức tốt nhất trong lĩnh vực sơn tường nhà, ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu đến các bước khi sơn lại tường các bạn nhé.
6 bước khi sơn lại tường cũ:
Bước đầu tiên: xử lý bề mặt tường
Trước khi thi công lớp sơn lót, gia chủ cần tiến hành xử lý lớp bề mặt tường, đảm bảo bề mặt tường phải bằng phẳng và nhẵn nhụi, không có bụi bẩn. Ngoài ra, đối với các bức tường đã được phủ sơn lót 1 lần, gia chủ cần chắc chắn rằng nó không gặp những hiện tượng như bị sủi, rộp và bong tróc vữa.
Đối với những bức tường đã sơn và sử dụng trong hơn 5 năm, nó là cần thiết để loại bỏ lớp sơn lót. Nếu tường đã có sơn cũ, tất cả các sơn cũ phải được loại bỏ trước khi sơn lại. Các bức tường mà trên đó dán giấy dán tường, khi tiến hành thi công sơn lại tường, gia chủ cần loại bỏ lớp giấy đó rồi bắt đầu công việc như những ngôi nhà bình thường.
Bước thứ hai: thi công keo dán
Sau khi loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc trên tường, bạn có thể dùng các loại keo dán để thi công các mặt tiếp xúc của tường. khi tiến hành thi công bước này, gia chủ hãy sử dụng các loại keo dán chuyên dụng kết hợp với nhau, tác dụng của những loại keo này là có độ thẩm thấu mạnh, nó có thể được thâm nhập vào bề mặt tường, để cải thiện khả năng bám dính của lớp sơn tường. Gia chủ cần tiến hành rải lớp keo này đều tay, đảm bảo độ mịn của bề mặt tường.
Bước thứ ba: xử lý chống thấm và nứt
Hầu hết, trước khi sơn lại tường cũ gia chủ đều phải thực hiện chống thấm cho tường nhất là những bức tường trong phòng tắm và nhà bếp. Do nhà tắm và nhà bếp là nơi thường xuyên sử dụng nước nên các bức tường rất dễ thấm nước, do vậy trước khi sơn lại tường, gia chủ nhất định phải thực hiện chống thấm. Chống thấm tường đòi hỏi phải sử dụng lớp phủ chống thấm đặc biệt, được cân đối với sơn, độ dày của lớp chống thấm có thể được giữ trên 1,5 mm.
Ngoài ra, một số bức tường trong nhà không cần phải chống thấm nước, nhưng chúng cần phải được xử lý các vết nứt. Đối với các bức tường có vết nứt, gia chủ cần tiến hành sửa chữa lại (thường là dùng xi măng để trát lại). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường bị nứt, đối với từng vết nứt sẽ có các cách xử lý khác nhau. Tốt nhất, gia chủ nên thuê những đội thi công uy tín để có thể giải quyết vấn đề này một cách triệt để. Chỉ có xử lý các vết nứt triệt để thì mới không ảnh hưởng đến chất lượng của tường sau khi sơn.
>> Cách cạo lớp sơn tường cũ nhanh chuẩn kỹ thuật, đúng quy trình
Bước thứ tư: thi công lớp sơn bả matit
Khi lớp nền của tường được xử lý và bề mặt không có vết nứt, chúng ta sẽ tiến hành sơn bả matit. Mục đích của việc thi công lớp sơn này chủ yếu là làm cho bức tường trông mịn hơn và mượt mà hơn, để tránh các vấn đề như không đồng đều khi sơn tường.
Lựa chọn bột trét matit dựa vào tiêu chí về độ bám dính. Nếu bột trét có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và cả chi phí dự án sơn nhà. Có thể bã một lớp hay hai lớp tùy thuộc vào lựa chọn của gia chủ.
Để sử dụng bột trét một cách hiệu quả: Trộn bột/nước theo tỷ lệ phù hợp (3/1); Dùng máy khuấy đều đến khi bột đạt trạng thái dẻo đồng nhất; Trét 1 – 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 – 4h; Chờ 4 – 6h, sau đó tiến hành xả nhám (Nếu sử dụng bột thùng thì nên xả nhám ngay sau khi trét một thời gian ngắn, khoảng 1 – 2h); Sau khi xả nhám, chờ 1 – 2 ngày cho bề mặt bột cứng lại rồi mới tiến hành vệ sinh và sơn lót; Sau khi đã trộn, bột có thể sử dụng trong khoảng 1 – 2h. Quá thời gian này bột sẽ bị khô và cứng lại không thi công được nữa.
Bước 5: đánh bóng bề mặt tường
Do ảnh hưởng của đội ngũ thi công nên rất khó để đảm bảo độ mịn của bề mặt tường sau khi thi công lớp bả matit. Do đó, sau khi bột đã khô hoàn toàn gia chủ cần sử dụng giấy nhám để chà nhám cho bề mặt bằng phẳng. Khi đánh bóng, cần giữ một lực vừa phải, đánh đến khi tường phẳng hoàn toàn, chú ý đến những chỗ góc tường.
Bước 6: thi công sơn lót và sơn phủ
Thi công sơn lót
Lớp sơn lót có tác dụng ngăn ẩm, ngăn kiềm, chống thấm nước. Tùy theo nhu cầu và tùy theo thực tế của bức tường mà gia chủ có thể sơn 1 hoặc 2 lớp sơn lót.
Khi tiến hành sơn lại tường, thi công lớp sơn lót là công đoạn mà gia chủ không thể bỏ qua vì lớp sơn lót sẽ tăng khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng…) và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường không gây ra hậu quả ngay khi thi công, nhưng về lâu dài nó sẽ gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của bề mặt tường, làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ: Lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ…
Nếu gia chủ không sử dụng sơn lót, gia chủ sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng có chi phí thấp hơn.
Thi công lớp sơn phủ
Sau khi thi công xong lớp sơn lót sẽ tới bước sơn lớp sơn phủ. Gia chủ nên sơn 2 lớp sơn phủ bởi nếu sơn 1 lớp thì sẽ sơn sẽ không đều, không che lấp được lớp sơn lót khiến sơn không đều màu chỗ đậm, chỗ nhạt gây mất mỹ quan.
Khi sơn hoàn thiện tường, hãy chú ý đến khoảng cách giữa hai lớp, bạn phải đợi cho đến khi lớp sơn phủ đầu tiên khô hoàn toàn rồi mới tiến hành tới lớp phủ thứ 2. Thời gian nghỉ giữa 2 lớp sơn lót thường từ 2 đến 3 giờ. Ngoài ra, nhiệt độ cần được chú ý trong quá trình thi công, nhiệt độ tối thiểu không được thấp hơn 5 ° C. Nếu không, sơn sẽ khó khô và không thể tạo thành màng sơn.
Trên đây là 6 bước sơn lại tường khi cải tạo lại nhà cũ. Nếu thực hiện theo quá trình mà Gọi Thợ Giá Rẻ giới thiệu, chúng tôi tin rằng gia chủ sẽ có một ngôi nhà như mới mà không cần phải xây lại nhà. Chúc các bạn thi công sơn lại tường nhà cũ thành công.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 098.5152.090 – Mr. Hùng
- Email: nhqvietnam@gmail.com
- Website: https://goithogiare.com
- Địa chỉ: Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội, VN
- Chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà ở chất lượng giá rẻ tại Hà Nội, Đội thợ tổ hợp có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao, cẩn thận, chuyên nghiệp, Uy Tín.